Kết quả tìm kiếm cho "công nhân lao động tại doanh nghiệp"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 10563
Sau thành công của tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, An Giang đang tiếp tục duy trì công tác này để thực hiện Công điện 82/CĐ-TTg, được ban hành ngày 4/6/2025.
Thời gian qua, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tập trung cao độ, dồn mọi tâm huyết và nguồn lực để thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, là khát vọng lớn lao, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong bối cảnh mới.
Sau 10 năm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nước mắm Phú Quốc đang từng bước khẳng định vị thế tại thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để giữ gìn thương hiệu và phát triển sản phẩm nước mắm truyền thống này, cần vượt qua nhiều thách thức về bảo hộ thương hiệu, chất lượng sản phẩm và cạnh tranh quốc tế.
Trở ngại của phần lớn người lao động lớn tuổi không chỉ ở con số của tuổi tác, mà họ còn chịu sức ép về năng suất làm việc, khả năng thích nghi, cạnh tranh của người lao động trẻ, trong khi việc làm truyền thống đang dần bị công nghệ thay thế… Bước vào thị trường lao động, họ càng gặp khó khăn, mãi loay hoay để tìm một công việc mới.
Nằm giữa sông Hậu quanh năm mát ngọt phù sa, cù lao Bình Thủy (xã Bình Mỹ, tỉnh An Giang) nổi tiếng là vùng chuyên canh rau màu cung cấp cho các nơi trong, ngoài tỉnh.
Năm 2024, Trường Đại học Lạc Hồng đã xây dựng chuyên ngành đào tạo công nghệ kỹ thuật vi mạch bán dẫn (thuộc ngành kỹ thuật điện - điện tử) và khánh thành, đưa vào sử dụng phòng Thực hành vi mạch bán dẫn; khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực đào tạo đầy tiềm năng này.
Sau sắp xếp, tổ chức lại bộ máy, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn cũng bước sang trang mới, sẵn sàng tâm thế hòa vào dòng chảy lớn để xứng tầm trong bối cảnh đổi mới và có nhiều thách thức của đất nước.
Sáng 1/7, tại tỉnh Hưng Yên, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hưng Yên tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1/7/1915-1/7/2025). Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu.
Từ 1/7/2025, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp gồm cấp tỉnh và cấp xã lần đầu tiên được áp dụng đồng bộ tại các tỉnh, thành trên cả nước. Việc tổ chức chính quyền địa phương theo mô hình 2 cấp được kỳ vọng sẽ đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm ngân sách, nâng cao hiệu quả quản lý; đồng thời, tạo hiệu ứng tích cực cho phát triển kinh tế của địa phương và là trụ đỡ hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển.
Ngày 1/7, các địa phương trên cả nước đã chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Trong ngày làm việc đầu tiên, bộ máy chính quyền tại xã đã vận hành đồng bộ, hiệu quả.
Ngày 1/7/2025, tỉnh mới An Giang chính thức hình thành trên bản đồ hành chính Việt Nam, là kết quả của quá trình hợp nhất hai tỉnh liền kề An Giang và Kiên Giang. Không chỉ là sự thay đổi về ranh giới địa lý hay cơ cấu bộ máy chính quyền, đây là dấu mốc lịch sử trong thực hiện nghị quyết Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả và mở rộng không gian phát triển toàn vùng.
Phát biểu tại lễ công bố nghị quyết sáp nhập tỉnh, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính nhấn mạnh: Việc hợp nhất Kiên Giang và An Giang là bước đi tất yếu, chiến lược, nhằm tinh gọn bộ máy, phát huy lợi thế vùng, tạo động lực phát triển mạnh mẽ hơn. Phó Thủ tướng đề nghị toàn hệ thống chính trị vận hành thông suốt từ ngày 1/7, nâng cao trách nhiệm phục vụ Nhân dân, doanh nghiệp và chung sức xây dựng An Giang thành cực tăng trưởng mới của khu vực.